Đất nước đang trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế. Các hoạt động giao lưu, thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác hòa hảo giữa các doanh nghiệp; diễn ra mạnh mẽ. Đồng thời các đơn vị còn đề cao thắt chặt liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng. Tổ chức Hội nghị khách hàng là một trong những sự kiện quen thuộc đối với hoạt động của quý công ty. Để sự kiện này diễn ra thành công không thể thiếu được một kịch bản dẫn chương trình chuyên nghiệp. Vì vậy, hôm nay Cybershow mong muốn chia sẻ đến quý công ty, doanh nghiệp cách viết lời dẫn chương trình hội nghị khách hàng.
Hội nghị khách hàng cần đảm bảo sự chuyên nghiệp; trong công tác tổ chức và dàn dựng chương trình công phu. Sự kiện có diễn ra thành công hay không; chủ yếu dựa vào sự dẫn dắt khéo léo của người dẫn dựa trên nội dung kịch bản tỉ mỉ. Cụ thể hơn, khi viết lời dẫn chương trình hội nghị khách hàng cần đặc biệt quan tâm đến những vấn đề sau.
Kỹ năng viết lời dẫn chương trình hội nghị khách hàng
Đầu tiên, viết lời dẫn chương trình hội nghị khách hàng cần viết chi tiết, rõ ràng và chuyên nghiệp. Trong các mục dẫn xuyên suốt từ đầu đến cuối chương trình cần thể hiện đầy đủ các nghi thức cần có.
Bên cạnh đó, kịch bản chất lượng cần đến câu văn logic, lời văn diễn đạt dứt khoát, gọn gàng. Tránh việc viết lan man, không đúng trọng tâm vấn đề.
Mọi ngôn từ được sử dụng trong lời dẫn chương trình đều thể hiện rõ sự trang trọng, lịch sự.
Kiến thức về doanh nghiệp đang hợp tác
Để viết lời dẫn chương trình hội nghị khách hàng có độ cuốn hút và sự chuyên nghiệp. Người viết nên đan xen thêm các thông tin cơ bản của quý doanh nghiệp đang cùng hợp tác.
Hành động này không chỉ thể hiện sự tôn trọng. Mà còn nhấn mạnh sự quan tâm, chú ý đến những thông tin quan trọng của đơn vị hợp tác. Bên cạnh đó, việc đan xen hợp lí các thông tin giúp khách mời sẽ không cảm thấy tẻ nhạt.
Thể hiện sự hiểu biết về doanh nghiệp đang hợp tác; chính là một bước giao lưu ngầm khôn khéo và lịch sự. Những trường hợp bỏ sót có thể gây nên sự thiếu tin tưởng của đôi bên. Và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ đang được thiết lập.
Tham khảo:
Dự trù thời gian và tình huống có thể xảy ra
Khi lên kịch bản, người viết cần năm bắt được khâu thời gian biểu của chương trình một cách chặt chẽ. Để tránh tình huống thời lượng chương trình không đủ.
Người viết cần đưa ra những dự trù, dẫn dắt một số tình huống khéo léo. Tránh để thời gian diễn ra chương trình bị “chết”.
Các khung thời gian sự kiện chính bắt buộc phải đi theo đúng kịch bản. Nhưng đôi lúc bất khả kháng không thể tránh được. Vì vậy cần đề cập đến một số tình huống ngoài ý muốn có thể xảy ra. Để dẫn đến biện pháp giải quyết nhanh chóng, gọn gàng.
Nếu người viết lời dẫn không thực hiện tỉ mỉ việc sắp xếp, tính toán thời lượng kịch bản. Chương trình không thể hoàn thiện, tạo ra sự cố thiếu chuyên nghiệp trong khâu tổ chức của quý doanh nghiệp.
Trên đây là một số những lưu ý trong việc viết lời dẫn chương trình hội nghị khách hàng; Cyber Show muốn cung cấp đến quý doanh nghiệp. Nói chung, một kịch bản dẫn chương trình hoàn hảo; không thể thiếu được sự chuẩn bị công phu và kiểm tra cẩn thận đến từ phía doanh nghiệp. Liên hệ ngay đến Cyber Show để được tư vấn và hỗ trợ tận tình toàn chương trình hội nghị của quý khách!
Tìm hiểu thêm:
7 bước tổ chức hội nghị – hội thảo chi tiết mang lại hiệu quả