Tìm hiểu về Tết Trung Thu cổ truyền Việt Nam
Cyber Show Tổ chức Tết Trung Thu Tìm hiểu về Tết Trung Thu cổ truyền Việt Nam

Tìm hiểu về Tết Trung Thu cổ truyền Việt Nam

Lượt xem: 1936

Trung Thu là một trong những dịp tết cổ truyền của Việt Nam. Dù là quá khứ hay hiện tại thì Tết Trung Thu vẫn luôn giữ nguyên giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần trong lòng mỗi người dân Việt. Vậy Trung Thu cổ truyền và Trung Thu ngày nay có điểm gì khác biệt? Trung Thu xưa có những nét nào đặc sắc nào?… Quý khách hàng hãy cùng Cyber Show khám phá những điều này dựa trên nội dung của bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Nhắc đến Trung Thu thì từ trẻ nhỏ đến người già, ai cũng đều biết đến. Vậy nhưng nguồn gốc của ngày tết này ra sao và bắt đầu từ khi nào thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Tính đến nay có khá nhiều sự tích về Tết Trung Thu nhưng quan niệm chung của người dân thì Trung Thu bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp ở nước ta.

Khoảng thời gian vào tháng 8 âm lịch hằng năm là thời điểm chờ thu hoạch. Thời tiết mùa này lại mát mẻ, cây trái sai quả, vụ mùa bội thu nên người dân mở hội ăn mừng. Một là để cảm ơn thiên địa đã ban phúc cho muôn dân ấm no, lao động hiệu quả. Hai là thời điểm để vui chơi, nghỉ ngơi của con người sau những ngày làm việc vất vả.

tim-hieu-ve-tet-trung-thu-co-truyen-viet-nam
Trung Thu bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp ở nước ta (Nguồn: Internet)

Kết hợp với thiên nhiên giao hòa, trăng thanh gió mát, vậy là cứ mỗi ngày rằm tháng tám âm lịch hằng năm, mọi người lại mở hội vui chơi. Đây chính là căn nguyên của việc hình thành ngày Tết Trung Thu cho đến nay.

Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu

Dù là Trung Thu cổ truyền hay hiện đại thì ý nghĩa ngày Tết Trung Thu vẫn luôn vẹn nguyên giá trị và ý nghĩa lớn lao trong lòng người Việt.

Tết Trung Thu không chỉ là ngày hội để vui chơi mà còn chứa đựng một ý nghĩa sâu xa khác, chính là gia đình. Bởi vậy mà khi nhắc tới Tết Trung Thu, người ta lại nghĩ ngay về ngày tết đoàn viên.

Bởi đây là dịp để cả gia đình cùng đoàn tụ, quây quần bên nhau. Đồng thời cũng là ngày mà con cái báo hiếu với cha mẹ,tổ tiên, những người đã công sinh thành, săn sóc. Vì thế mà tình cảm gia đình càng thêm khắng khít, gắn bó sâu đậm hơn.

Những hoạt động vẫn giữ mãi trong Tết Trung Thu

Phá cỗ, rước đèn

Nói đến Trung Thu thì phá cỗ và rước đèn đều là những hoạt động không thể thiếu để vui chơi Trung Thu dù là ở quá khứ hay hiện tại.

Đối với Trung Thu cổ truyền, ban đầu ngày này dành cho người lớn vui chơi. Nhưng theo thời gian dần chuyển qua thành ngày tết của trẻ em và vẫn có sự tham gia của người lớn.

Hình ảnh phá cỗ xưa khá mộc mạc do điều kiện đất nước ta còn khó khăn. Mâm cỗ vẫn có bánh kẹo và trái cây nhưng không nhiều hình thù và số lượng như hiện tại. Đèn lồng cũng đa phần là đèn giấy hoặc đèn tự chế, về sau nổi bật là những đèn ông sao có nhiều màu sắc.

Sau khi phá cỗ, trẻ em sẽ thắp nến và cùng nhau rước đèn dọc trên những con đường trong làng, nghêu ngao những câu đồng giao hoặc những bài hát về ngày Tết Trung Thu.

tim-hieu-ve-tet-trung-thu-co-truyen-viet-nam
Sau khi phá cỗ, trẻ em sẽ thắp nến và cùng nhau rước đèn dọc trên những con đường trong làng (Nguồn: Internet)

So với trước kia, Trung Thu ngày nay vẫn giữ nguyên những nét đẹp truyền thống nhưng có sự biến tấu và kết hợp một chút hiện đại để tăng thêm phần ấn tượng. Mâm cúng được trang trí với loại quả được tỉa và chỉnh hình hấp dẫn, sáng tạo hơn. Trẻ em được cầm những loại đèn lồng chạy bằng pin hoặc điện, có thể vừa phát sáng vừa phát nhạc. Các bé sẽ được tham gia những sự kiện, những chương trình đặc sắc và cùng nhau rước đèn, vui chơi mừng ngày Tết Trung Thu.

Cúng kiến

Một trong những ý nghĩa quan trọng của Trung Thu chính là lời cảm ơn đến thần linh, thiên địa và là sự biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Bởi vậy mà ở cả Trung Thu cổ truyền, hay Trung Thu hiện đại đều không thể bỏ qua công việc cúng lễ.

trung thu cổ truyền
Bánh và trà là những lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết Trung Thu. (Nguồn: Internet)

Gia chủ sẽ chuẩn bị một mâm cỗ với các lễ vật để dâng lên bề trên, bao gồm bánh trái, đèn, hương… Theo phong tục xưa, mâm cúng thường được đặt ở khoảng sân giữa nhà, nơi có sự giao thoa của đất trời.

Tuy nhiên, với diện tích nhà ở hạn chế, đặc biệt là các thành thị, mâm cúng có thể đặt ở ban công, tầng thượng của các tòa nhà. Lưu ý, chỉ sau khi thực hiện xong lễ cúng và hết tuần hương, các gia đình mới tiến hành phá cỗ.

Cyber Show là công ty tổ chức sự kiện có kinh nghiệm và chuyên môn để quý khách hàng tin tưởng giao phó thực hiện Tổ chức Tết Trung Thu trọn vẹn và ý nghĩa nhất. Liên hệ ngay với Cyber Show để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

Tìm hiểu thêm:

Tổ chức Tết Trung Thu cho doanh nghiệp – Ý nghĩa ngày tết đoàn viên

Tìm hiểu về ý nghĩa các loại quả trong mâm cổ Tết Trung Thu


Chia sẻ thông tin

Bài viết liên quan

Hotline
Báo giá nhanh Tư vấn nhanh
Hotline
Zalo Messenger
Go top
Đang xử lý...