Hầu hết mọi người cho rằng công ty sự kiện, trung tâm tổ chức sự kiện và cộng tác viên tham gia vào lĩnh vực tổ chức sự kiện là những cá nhân nhiệt huyết, năng động và cực kỳ nhiều những ý tưởng độc đáo. Tuy nhiên đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, muốn làm người giỏi cũng cần trau dồi, quy tụ nhiều phẩm chất. Đặc biệt trong nghề quản trị sự kiện, một ngành dịch vụ thì cần thêm nhiều kỹ năng xã hội, sự va chạm, kinh nghiệm thực tế nhất định. Hãy cùng công ty tổ chức sự kiện Cyber Show tìm hiểu xem vai trò của người quản trị sự kiện trong sự kiện là như thế nào.
Vai trò định hướng của người quản trị sự kiện
Tìm cảm hứng và lên ý tưởng
Sáng tạo là một yếu tố cần thiết trong quản trị sự kiện. Nhưng không phải lúc nào trí óc con người cũng đủ minh mẫn, kiến thức và thừa trí tưởng tượng để cho ra một ý tưởng sáng tạo. Lúc đó người quản trị sự kiện cần đi tìm cảm hứng cho mình. Nguồn cảm hứng đến từ bất kỳ đâu. Nhưng dễ dàng tìm thấy nhất chính là qua những câu chuyện của khách hàng. Hoặc từ mục đích tổ chức sự kiện của họ. Tìm hiểu, thấu hiểu họ trong cả đời sống thông thường sẽ cho ra một ý tưởng độc đáo. Và mang đậm phong cách riêng của chủ nhân sự kiện
Hoàn chỉnh kịch bản và những công việc “sân sau” mở đường cho sự kiện thành công:
Nhiệm vụ viết kịch bản sự kiện là đặc biệt quan trọng. Bởi nó là tiền đề cho một sự kiện, xương sống cho những khâu tiếp theo diễn ra suôn sẻ. Một kịch bản hay là cần phải có hồn, có mạch lạc. Để người đọc có thể tưởng tượng ra sự kiện sẽ diễn ra như thế nào. Hơn nữa cũng phải có bố cục rõ ràng, cẩn thận, logic, có yếu tố chuyển tiếp giữa các phần.
Ngoài ra, những công việc như đi xin giấy phép tổ chức, liên hệ với địa điểm tổ chức, trang trí, hậu cần,… Đều cần có sự chỉ đạo chi tiết và trực tiếp thực hiện. Khâu chuẩn bị sự kiện cần đảm bảo đầy đủ, đúng thời gian. Cần có một đội ngũ nhân sự giám sát, kiểm tra kỹ lưỡng để tránh mọi sai sót có thể xảy ra. Những điều này sẽ một phần đánh giá cả phẩm chất và kỹ năng của một người làm sự kiện.
Kỹ năng cần thiết để làm người quản trị sự kiện thành công
Tự đánh giá bản thân, đánh giá công việc
Đánh giá là một hành động phổ biến của tất cả mọi người. Nhưng làm sao để đánh giá đúng thực tế, không phiến diện là một việc phải học, đặc biệt khi đối tiệc đánh giá lại chính là bản thân và công việc mình đảm nhận. Đánh giá bản thân diễn ra sau khi hoàn thành nhiệm vụ, bao gồm đã và chưa làm được gì, tổng kết và rút kinh nghiệm.
Còn đánh giá công việc là lúc để dùng mọi kinh nghiệm có được qua học được để xem xem sự kiện đó cần những gì, làm trong bao lâu, cần bao nhiêu người và tốn chi phí khoảng bao nhiêu, hoạch định rủi ro có thể xảy ra để lên kế hoạch phòng trừ.
Bao quát, kiểm soát mọi khâu trong sự kiện một cách chính xác
Đây vừa là vai trò đồng thời là kỹ năng cần học hỏi. Quản trị chính là quản lý và thống trị theo cách hiểu dân giã. Nhưng để quản lý thì cần bộ máy tốt, hệ thống tốt tạo nên từ khâu đánh giá công việc, lên kịch bản. Để thống trị nó cần bao quát từ trên xuống dưới, từ ngang sang dọc theo sơ đồ ma trận. Nhờ vậy mới có thể thiết lập nên một nhóm làm việc có hệ thống, có thứ tự. Một người làm sự kiện thiếu kỹ năng sẽ dễ dàng “vỡ trận” khi có quá nhiều thứ cần xử lý mà không có biện pháp quản lý thông minh.
Để đạt được những thành quả trong ngành tổ chức sự kiện. Cyber Show may mắn có những quản trị viên đầy nhiệt huyết, được đào tạo bài bản và luôn sẵn sàng học hỏi, phát triển bản thân và công ty.
»»» Tìm hiểu thêm: