Đối với người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Tâm linh luôn là một yếu tố quan trọng khi bắt đầu một việc lớn nào đó. Như là xây một ngôi nhà, một công trình kiến trúc,… Từ ngày xưa, ông cha ta luôn quan niệm, trước khi được xây dựng cần phải cúng kiến thờ bái. Cầu cho mọi sự đều tốt lành êm ấm, phù hộ làm ăn phát tài, ăn nên làm ra. Nên cần phải tuân theo những nghi thức về mặt phong thủy. Nổi bật nhất có thể kể đến đó là lễ khởi công và lễ động thổ.
Vì hiện nay các doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian và công sức. Nên thường có xu hướng tổ chức Lễ khởi công – Lễ động thổ chung một thời điểm. Chính vì lẽ đó mà có rất nhiều khách hàng vẫn thường hay nhầm lẫn hai lễ này là một.
Với những chia sẻ trong bài viết dưới đây, Cyber Show mong muốn sẽ cung cấp cho quý khách hàng về sự khác nhau của hai nghi thức này. Giúp quý khách hàng có thể hiểu được bản chất của hai buổi lễ thật chi tiết; từ đó có một kế hoạch tổ chức phù hợp.
So sánh điểm giống và khác nhau giữa lễ động thổ và lễ khởi công
Điểm giống nhau giữa lễ động thổ và khởi công
Cả hai nghi thức này đều là sự cầu mong thuận lợi, mang lại may mắn cho gia chủ. Từ lúc tiến hành xây dựng công trình cho đến khi vào ở và an cư lạc nghiệp về sau. Ngoài ra, dù hai nghi lễ này đều mang tính chất tâm linh. Tuy nhiên về mặt pháp luật và chức năng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội. Thì hai nghi lễ này cũng đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Điều 89 & Điều 107 trong bộ Luật xây dựng năm 2014 có quy định chi tiết về điều kiện để tiến hành khởi công công trình như sau:
- Chủ đầu tư hay gia chủ phải có giấy phép xây dựng hợp lệ.
- Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình.
- Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.
- Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
Như vậy, phải đáp ứng được các điều kiện của pháp luật. Thì quý doanh nghiệp mới có thể tổ chức khởi công diễn ra một cách hợp pháp, đúng quy định của nhà nước. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu công trình của chủ đầu tư không được cấp phép xây dựng; thì cũng không cần phải tiến hành lễ động thổ.
Điểm khác nhau giữa lễ động thổ và lễ khởi công
Lễ động thổ
Quan niệm tâm linh cho rằng, trên mỗi mảnh đất thì đều thuộc sự cai quản của thần Thổ Địa. Do đó, công việc xây dựng ồn ào, huyên náo; làm xáo trộn vị trí đất khi phải xúc, đào bới đất sẽ làm phiền đến thần linh ở nơi này. Vì thế lễ động thổ là nghi lễ để xin phép xây dựng công trình trên mảnh đất đó. Mong rằng các vị thần linh sẽ phù hộ cho quá trình xây dựng được thuận lợi. Cũng như khi chuyển về nhà mới con người được an cư lạc nghiệp, sống vui vẻ, hạnh phúc.
Tìm hiểu thêm:
Lễ động thổ là gì? Ý nghĩa của buổi lễ này trong thi công, xây dựng
Lễ khởi công
Về lễ khởi công được xem như là một nghi lễ để kính cáo với các vong linh, tổ nghề của mỗi đơn vị thi công để mong các Ngài phù hộ. Đối với các công trình khi phải thực hiện nhiều công đoạn đến đất đai như: phá dỡ, ép cọc nhà, làm móng,… Và do các đơn vị khác nhau đều cần phải thực hiện nghi lễ này. Để cầu mong cho công việc của mình diễn ra thuận lợi; không gặp trở ngại nào.
Như vậy có thể thấy điểm khác nhau căn bản giữa khởi công và động thổ là về mục đích. Có những công trình sẽ kết hợp tính chất của cả hai lễ khởi công và lễ động thổ. Hiện nay trên thị trường có các công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, uy tín. Giúp cho quý doanh nghiệp có thể tổ chức lễ động thổ hay lễ khởi công thành công mỹ mãn.
Những điều nên lưu ý khi tổ chức lễ động thổ
Tổ chức lễ động thổ là một trong các nghi thức quan trọng trong làm nhà theo tín ngưỡng dân gian của người Việt. Sự kiện này không phải ai cũng tổ chức theo một hình thức đúng đắn. Vì thế Cyber Show đưa ra một vài lưu ý trong lễ động thổ như sau:
Cách xem ngày tốt
Theo thuyết Ngũ hành, những quan niệm về thời gian và địa điểm có sự ảnh hưởng rất lớn đến một nghi thức mang tính tâm linh. Vì vậy trước khi bắt đầu đào những bước thi công đầu tiên, việc chọn ngày giờ cúng động thổ vô cùng quan trọng.
Quý doanh nghiệp cần lưu ý những ngày tốt như Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. Và hết sức tránh những ngày xấu như Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phụ. Và cân nhắc việc chọn giờ để tiến hành cúng động thổ tốt nhất để có thể khởi công thuận lợi.
Cách xem tuổi
Vấn đề tuổi tác cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự kiện được tổ chức. Những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoàng Ốc thì không nên làm nhà .
Khi tuổi gia chủ không phù hợp để xây dựng vào thời điểm hiện tại. Nhưng buộc phải xây dựng thì cần phải tiến hành thủ tục mượn tuổi.
Thủ tục mượn tuổi
- Chủ nhà làm giấy bán nhà tượng trưng cho người mượn tuổi và khấn cầu
- Khi động thổ, người được mượn tuổi làm lễ khấn vái và động thổ. (Cuốc 5 hay 7 cái tượng trưng tại hướng đẹp).
- Trong thời gian làm lễ, gia đình chủ nhà nên tránh đi chỗ khác khi làm lễ xong có thể về và làm các công việc bình thường.
- Khi đổ mái (làm nóc) người được mượn tuổi cũng làm các thủ tục thay chủ nhà; và gia đình chủ nhà cũng tránh đi nơi khác trong quá trình làm lễ.
- Chủ nhà làm lễ nhập trạch.
Nhập trạch là lễ dọn vào nhà mới – ngôi nhà gia đình của quý doanh nghiệp mua lại hoặc tự xây. Đây là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Việt từ xưa đến nay.
Trình tự lễ cúng động thổ
Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật thì gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ. Tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Quý doanh nghiệp nên lưu ý trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ khấn.
Sau khi cúng xong, khi hương gần tàn gia chủ đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng. Ngay sau đó tốp thợ đào móng có thể tiến hành công việc. Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân.
Khi nhập trạch nếu quý doanh nghiệp mượn tuổi để xây nhà thì người được mượn tuổi phải làm mọi thủ tục dâng hương; khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ. Ngoài ra quý doanh nghiệp tuyệt đối phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên trong lúc làm lễ động thổ ;sau khi hoàn tất lễ động thổ xong, mới trở về.
Lễ động thổ là nghi thức rất quan trọng. Vì vậy cần phải được thực hiện đúng theo các nguyên tắc vốn có để mang đến sự thuận lợi cho quá trình xây dựng sau này.
Cyber Show – Dịch vụ tổ chức lễ động thổ chuyên nghiệp
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Tổ chức Lễ Động Thổ, lễ khởi công với nhiều quy mô lớn nhỏ; Cyber Show tự tin là công ty tổ chức sự kiện sẽ cung cấp cho quý khách hàng một buổi lễ chuyên nghiệp theo đúng nghi thức và long trọng nhất. Đáp ứng mọi yêu cầu và mục đích của khách hàng. Đặc biệt là lễ khai trương khánh thành, khởi công, động thổ, cất nóc dành cho quý doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận báo giá tốt nhất thị trường!
Tìm hiểu thêm:
Những lưu ý động thổ rất quan trọng doanh nghiệp cần biết khi tổ chức
Những điều kiêng kỵ trong ngày động thổ cần tránh
Quy trình tổ chức lễ động thổ phổ biến hiện nay cho doanh nghiệp