Theo quan niệm cổ xưa, trung tuần tháng tám (15/8) âm lịch, tức chính giữa mùa thu là ngày lành để tế ông trăng cho mùa màng bội thu. Không chỉ vậy, Tết trung thu còn được coi là tết đoàn tụ, là dịp tết dành cho thiếu nhi vui chơi. Trong cuộc sống hiện đại, các doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức vẫn dành ra thời gian để lên kế hoạch, kinh phí, kịch bản chương trình tổ chức tết trung thu trong cơ quan. Đó cũng là một hoạt động doanh nghiệp phổ biến nhằm tạo sân chơi cho con em cán bộ, công nhân viên trong nội bộ công ty. Mời quý khách cùng tìm hiểu về ngày tết trung thu với những hoạt động tết trung thu thật hấp dẫn này nhé!
Nguồn gốc Tết trung thu
Tết trung thu (hay còn gọi là Tết trông trăng hay Tết hoa đăng) là lễ hội truyền thống được diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Tết Trung Thu được thịnh hành ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Triều Tiên, Hàn Quốc và là một trong những lễ hội được ngóng chờ nhất tại Việt Nam, đặc biệt là các em nhỏ.
Về nguồn gốc của Tết trung thu, có các sự tích về Hằng Nga, Hậu Nghệ, sự tích Đường Minh Hoàng và sự tích Chú Cuội Việt Nam; vì vậy cho đến bây giờ,cũng chưa thể xác định Tết trung thu được bắt nguồn ở Việt Nam hay Trung Quốc. Thế nhưng, với lòng tự tôn dân tộc và yêu nước, ông bà luôn kể về sự tích về Chú Cuội và chị Hằng để truyền lại cho con cháu, dường như sự tích về Chú Cuội đã ăn sâu vào nhận thức của các em nhỏ, khiến các em thích thú. Hình ảnh chị Hằng và chú Cuội bay lên cung trăng là hình ảnh thơ mộng tuyệt giúp khơi gợi tâm hồn trong sáng, thánh thiện của các em thiếu nhi hướng đến những ước mơ bay bổng và cao đẹp.
Hoạt động phổ biến để tổ chức chương trình tết Trung thu
Ăn bánh trung thu
Bánh trung thu có hình dáng, nhân bánh đa dạng để phục vụ khẩu vị của mỗi người. Có thể tự làm những chiếc bánh trung thu hoặc mua ở hàng. Hai loại chính là bánh nướng và bánh dẻo.
Bánh trung thu nướng có vỏ bột mì nấu với mạch nha tạo ra màu ngoài hổ phách nâu sậm, nhân bánh truyền thống thập cẩm thường gồm: xá xíu, hạt dưa, lạp sườn, mứt, lá chanh, ngoài ra còn các nhân trứng muối, đậu xanh, đậu đỏ… Nhân bánh được nặn tròn gói gọn phía bên trong thể hiện vầng trăng trung thu. Bánh dẻo thường được nêm cả đường lẫn muối, trong mặn có ngọt chính là hương vị của của sống có đắng cay và cả ngọt bùi.
Bánh trung thu dẻo vỏ là bột gạo nếp nấu với đường, không dùng mạch nha, nước hoa bưởi làm tăng mùi vị, nhân thì cũng giống như bánh nướng. Thường bánh dẻo có hình tròn và màu trắng thể hiện cho ông trăng tròn và sự đoàn viên gia đình.
Bánh trung thu được mọi người tặng nhau, chia cho nhau những miếng bánh với mong muốn cuộc sống luôn đủ đầy, viên mãn như chiếc bánh luôn đầy ắp nhân bánh vậy.
Rước đèn trung thu và múa Lân – Sư – Rồng
Rước đèn kéo quân, đèn ông sao là một trong những hoạt động vui chơi yêu thích của các bạn nhỏ, là truyền thống đã có hàng nghìn năm. Ngày Tết trung thu, bé nào cũng cầm trên tay chiếc đèn ông sao, đèn lồng. Ở các vùng nông thôn Việt Nam, lễ hội rước đèn được tổ chức với quy mô rất là lớn, cả làng, cả xã; các bạn nhỏ không phân biệt lứa tuổi cùng chơi với nhau rước đèn, ngắm trăng và hát hò dưới trăng, hình ảnh đó rất đẹp và bình yên.
Múa Lân – Sư – Rồng là một hoạt động không thể thiếu trong ngày trung thu, thông thường các đội múa thường đi biểu diễn từ những ngày mùng 10/8 âm lịch cho đến đêm 15, sau khi phá cỗ đêm rằm các đầu lân này thường được hóa. Với ý nghĩa đem đến sự phát tài thịnh vượng may mắn, mỗi gia đình khi có đoàn múa lân -sư -rồng vào đều vui vẻ đón tiếp và có những phần thưởng để tiễn lân -sư -rồng. Các doanh nghiệp thậm chí còn thuê những đoàn múa lân -sư -rồng lớn, hoành tráng, múa có bài bản về để cầu mong đềm may sẽ đến, giúp làm ăn, kinh doanh phát đạt.
Ngắm trăng
Không chỉ múa hát dưới trăng, trước đây, Tết trung thu là dịp để người dân thể hiện tiên đoán về mùa màng và vận mệnh dân tộc. Trăng vàng óng tròn vành thì năm đó mùa màng bội thu; màu cam thì quốc gia thịnh vượng, trị vì yêu dân; màu lục thì có thiên tai. Ngày nay, các nhà chiêm tinh học cũng có những dự báo sau khi ngắm trăng trung thu.
Tết trung thu là dịp để người con xa xứ về với quê nhà, để gia đình đoàn tụ, gắn bó yêu thương. Đây cũng là dịp để Đảng và Nhà nước thể hiện những quan tâm đến trẻ em, các bà mẹ anh hùng. Trẻ em được vui chơi và được là trung tâm của mọi sự quan tâm, ở nơi đâu dù nông thôn hay thành thị cũng tổ chức “Đêm hội Trăng rằm” cho các bé.
Công ty tổ chức sự kiện Cyber Show là đơn vị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp với kinh nghiệm lâu năm. Với những quý doanh nghiệp đang tìm kiếm đơn vị uy tín để Tổ chức Tết Trung Thu. Liên hệ với Cyber Show để nhận báo giá tổ chức sự kiện thật nhiều ưu đãi.
Tìm hiểu thêm:
Vui Tết Trung Thu với những hoạt động và chương trình vui nhộn