Lễ động thổ là sự kiện quan trọng trong hoạt động xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc. Đối với nhiều doanh nghiệp, đây là chương trình có tính quảng bá cao và hiệu quả cho dự án chuẩn bị được thực hiện. Tuy nhiên bản chất thực tế của sự kiện này lại thiên về yếu tố tâm linh; với một trong những nội dung quan trọng nhất chính là cách cúng động thổ. Vậy thực chất nghi thức này là gì? Cách thực hiện nghi lễ này ra sao?… Quý khách hàng hãy tham khảo các thông tin được Cyber Show chia sẻ trong bài viết dưới đây; để tìm hiểu và biết rõ hơn về những vấn đề này.
Nguồn gốc của nghi thức cúng động thổ
Cúng động thổ là nghi thức thờ cúng đã có từ xa xưa và vẫn đưa duy trì đến thời điểm hiện tại.
Nghi thức được thực hiện trước khi tiến hành xây dựng một công trình; nhà ở bất kỳ; với mục đích thông báo và xin phép tới thần linh.
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ động thổ xuất phát từ quan niệm của ông cha ta: rằng mỗi một vùng đất lại có một vị thổ quan cai quản và bảo vệ sự bình an của dân chúng.
Cho nên chạm vào đất là chạm tới thổ quan. Bởi vậy người trần phải tiến hành việc thờ cúng; để thông báo và xin phép tới vị thần này trước khi thực hiện thi công.
Qua đó, mong cầu các vị thần linh ban ơn; phù hộ cho công trình xây dựng được hiệu quả, thành công và có chất lượng tối ưu nhất.
Cách cúng động thổ (nghi thức, mời thầy…)
Với mỗi một vùng miền, một khu vực, cách cúng động thổ sẽ có đôi chút khác biệt. Song về bản chất và quy trình tổ chức thì gần như là vẫn vẹn nguyên, đậm nét truyền thống.
Theo đó, đa số các lễ cúng được thực theo các bước và trình tự sau đây. Và quy trình tổ chức lễ động thổ cũng không ngoại lệ. Quý khách nên xem xét để tránh được những điều kiêng kỵ khi tổ chức động thổ.
Xem ngày, giờ thực hiện
Nghi thức cách cúng động thổ sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian mà lễ khởi công xây dựng được diễn ra.
Việc tính ngày giờ thực hiện phải căn cứ vào nhiều yếu tố thiên thời địa lợi, hướng xây dựng công trình… Do đó, quý khách hàng cần có sự tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng. Hoặc quý vị có thể nhờ các thầy cúng xem ngày và chọn giờ sao cho thuận tiện và hợp lý nhất.
Chuẩn bị mâm cúng
Việc thờ cúng bao giờ cũng cần có lễ vật dâng lên thần linh để thể hiện sự thành kính. Với lễ cúng động thổ cũng vậy.
Nhìn chung, mâm cúng cho lễ động thổ sẽ bao gồm có: mâm ngũ quả, một bộ tam sên, một con gà, một đĩa xôi, muối, gạo, rượu trắng, quần áo Quan Thần Linh, trầu cau, chè, thuốc, hoa hồng đỏ…
Đọc văn khấn
Quý khách hàng có thể trích dẫn hay tìm hiểu các bài văn khấn thổ công được phổ biến trên mạng xã hội. Hoặc cũng có thể nhờ thầy cúng chuẩn bị và thực hiện giúp mình.
Tuy nhiên, dù lời văn có hay tới đâu thì yếu tố cốt lõi của việc thờ cúng nói chung vẫn nằm ở sự thành tâm của gia chủ và đơn vị đứng ra dự thầu xây dựng.
Những việc cần làm sau lễ động thổ
Sau khi thực hiện tất cả các phần nghi thức chính của buổi lễ như đã nêu trên. Gia chủ hoặc chủ đầu tư công trình lưu ý vẫn chưa bắt đầu công đoạn thi công ngay; mà phải chờ hương hết và hóa vàng mới được tiến hành.
Đồng thời quý khách hàng cũng cần rải gạo, muối, rượu ở trong và quanh khu vực tiến hành xây dựng; để đúng với nghi lễ cúng bái truyền thống.
Trên đây là một số thông tin về cách cúng động thổ phổ biến hiện nay; Cyber Show gửi tới quý khách hàng tham khảo thêm. Nếu quý vị có khó khăn hoặc cần sự hỗ trợ thực hiện tổ chức lễ động thổ hay nhiều sự kiện khác. Hãy liên hệ ngay với Cyber Show để được thông tin chi tiết về các dịch vụ tổ chức sự kiện với mức giá ưu đãi nhất.
Tìm hiểu thêm:
Những điều cần lưu ý khi tổ chức lễ động thổ cho doanh nghiệp