Là một trong những ngày tết quan trọng của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia Á Đông khác. Tết Trung Thu luôn được các gia đình gìn giữ như một nét văn hóa cổ truyền đáng tự hào của dân tộc. Tuy nhiên, với sự phát triển của nhịp sống hiện đại; cách chơi Trung Thu của thế hệ hiện nay đã đôi phần khác với cách cha ông ta ngày xưa đã làm. Và trong không khí một mùa Trung Thu nữa lại về. Hãy cùng bàn luận và suy ngẫm về sự khác nhau giữa Trung Thu xưa và nay.
Bánh Trung Thu
Cũng như Tết Nguyên Đán không thể thiếu cặp bánh chưng – bánh giầy truyền thống; thì bánh nướng – bánh dẻo cũng là hương vị luôn phải có mỗi dịp tết Trung Thu. Bánh Trung Thu ngày xưa, truyền thống được làm từ bột, trứng với nhân thập cẩm bao gồm: hạt dưa, mứt, bí, thịt gà, lá chanh… Khi thưởng thức rất béo, bùi, đậm vị. Ngồi ngắm trăng rằm tháng tám; thưởng thức hương vị của bánh Trung Thu; và nhâm nhi tách trà trong không khí sum họp gia đình là cách người xưa đón tết Trung Thu về.
Tuy nhiên, hiện nay; bánh Trung Thu đã được sản xuất với nhiều hương vị khác như trà xanh, đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn… Và cả bánh Trung Thu chay cho những người ăn chay. Bánh cũng được đúc từ nhiều khuôn hình xinh xắn và mới lạ như thú vật, bánh xe.. Sự thay đổi này góp phần giúp đáp ứng khẩu vị và thị hiếu của người tiêu dùng; tăng doanh số của người sản xuất. Ở mặt tích cực nào đó, nó giúp đa dạng hoá bánh Trung Thu.
Mặt khác, giờ đây, chúng ta cũng chẳng cần đợi đến đêm rằm tháng tám mới được thưởng thức hương vị của chiếc bánh hấp dẫn này. Bánh được bán cách Trung Thu từ 2-3 tháng; và sẽ dễ dàng để bạn mua cho mình chiếc bánh mùi ưng ý để thưởng thức hoặc làm quà. Có lẽ vì vậy, sẽ khó để bắt gặp sự hào hứng; háo hức chờ đợi giờ phút nhâm nhi chiếc bánh cổ truyền mùa Trung Thu như xưa kia nữa.
Địa điểm vui chơi Trung Thu
Tết Trung Thu là một dịp để các gia đình đoàn tụ, sum vầy cùng ngắm trăng tròn. Và ngày xưa, đi chơi Trung Thu; hay đi chơi trăng ở sân đình với các tiết mục rước đèn phá cố xung quanh làng xã là một sự thích thú với tuổi thơ của biết bao người. Sau khi rước đèn, phá cỗ, trẻ em sẽ được thưởng thức những thức quà quê đó là mâm ngũ quả. Đó là chiếc bánh cái kẹo, và cũng chỉ cần đó thôi, đã đủ để tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ cho tuổi thơ.
Giờ đây, khi nhịp sống hiện đại thay thế dần văn hóa làng xã ngày xưa. Có rất nhiều địa điểm vui chơi Trung Thu cho gia đình. Đặc biệt là các bạn trẻ và trẻ em như cung thiếu nhi, vườn bách thảo; nhà văn hóa, các trung tâm thương mại… Ở những nơi đó, sẽ có rất nhiều những trò chơi mang tính giải trí cao; để bất cứ ai cũng có thể tham gia, ví dụ như trượt băng, bowling, câu cá, game điện tử…
Trò chơi Trung Thu xưa và nay
Điểm khác nhau cuối cùng trong tết Trung Thu xưa và nay mà Cyber Show muốn đưa đến chính là Trò chơi Trung Thu. Trung Thu xưa, chắc hẳn ai đã từng gắn bó sẽ không thể nào quên được những chiếc đèn ông sao, những chiếc mặt nạ nhiều hình thù, từ các con vật, đến các nhân vật trong tây du ký… Đơn giản vậy, nhưng chẳng thể thiếu hai món đồ chơi đấy trong dịp Trung Thu. Để rồi, đám trẻ con sẽ đem đèn đi rước khắp làng quê, cùng với tiếng múa lân, hoặc tham gia vào những trò dân gian như bịt mắt bắt dê, ú tim.
Ngày nay, đồ chơi Trung Thu càng ngày càng nhiều; các trò chơi hiện đại tại các nơi công cộng được những người làm dịch vụ tổ chức cũng thay thế dần những trò chơi ngày xưa như chơi tung bóng, chơi bóng nước… Nói một cách khách quan thì, ngày nay; chẳng khó để bạn tìm cho con một địa điểm vui chơi; và những trò chơi để trẻ tham gia.
Trung Thu thời hiện đại đã giúp cho đời sống tinh thần của người dân trở nên phong phú hơn rất nhiều với ngày xưa. Vậy nhưng, ở một mặt nào đó, những hình ảnh cổ truyền xưa kia đã dần bị thay thế. Bạn thích Trung Thu xưa hay Trung Thu ngày nay? Cyber Show mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp quý khách hình dung được những nét đẹp đáng lưu giữ trong dịp Trung Thu.
Nếu quý khách có nhu cầu hay thắc mắc về các dịch vụ Tổ chức Tết Trung Thu; hoặc các dịch vụ tổ chức sự kiện khác. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Tìm hiểu thêm:
Tổ chức Tết Trung Thu cho doanh nghiệp – Ý nghĩa ngày tết đoàn viên