Những ngày vừa qua, cái nắng oi ả của mùa hè đã và đang dần được thay thế bởi tiết trời dịu mát của mùa thu. Đi khắp các ngõ ngách của thành phố, đâu đây đã có những hàng bánh nướng bánh dẻo, đồ chơi trung thu mọc lên. Những ký ức tuổi thơ đột ngột hiện về trong tâm trí mỗi người, nào hình ảnh của những chiếc bánh nướng bánh dẻo ngon lành, nào hội rước đèn lồng đủ màu sắc. Hòa chung với không khí của cả nước chào đón lễ trung thu, trong bài viết ngày hôm nay, Cyber Show sẽ đem đến cho quý vị những kiến thức hết sức thú vị về nguồn gốc tết trung thu và ý nghĩa của tết trung thu trong đời sống văn hóa của người Việt ta.
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết trung thu
Nguồn gốc
Có nhiều truyền thuyết và các câu chuyện dân gian xoay quanh nguồn gốc tết trung thu, thậm chí cho đến bây giờ, người ta vẫn chưa xác định được phong tục này bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, vẫn có 3 truyền thuyết phổ biến và được người ta biết đến nhiều nhất khi nói về lễ trung thu đó là truyền thuyết về Hằng Nga và Hậu Nghệ, truyện vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và sự tích về chú Cuội trong truyện dân gian của Việt Nam.
Ý nghĩa
Có thể thấy Tết trung thu là một trong những dịp lễ quan trọng của người Á đông. Bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,… Trước đây chủ yếu chỉ mang ý nghĩa hội mùa, nhưng giờ đây nó đã trở thành những dịp đoàn tụ gia đình, thời điểm diễn ra rất nhiều các hoạt động vui chơi ngoài trời khá thú vị.
Trong văn hóa người Việt, ý nghĩa tết trung thu tuy vậy lại có phần đặc biệt. Ở Việt Nam, trung thu được hiểu là ngày tết chủ yếu dành cho trẻ em, trong khi người lớn trong nhà sẽ bận rộn với việc chuẩn bị một mâm cỗ cúng trên bàn thờ và mâm cỗ cúng trăng. Thông thường, cả hai lần đều sử dụng đồ cùng là những loại hoa quả, cùng bánh nướng, bánh dẻo tương tự nhau. Và khi mặt trăng lên cao, trẻ con trong nhà sẽ vừa múa hát vừa phá cỗ trông trăng, rồi tổ chức các trò rước đèn quanh những con ngõ.
Những điều chưa biết về ngày Tết trung thu
Cắt bánh trung thu
Theo quan niệm của người Á Đông gắn với nguồn gốc tết trung thu, bánh trung thu (gồm bánh nướng và bánh dẻo) được làm từ bột mì, nhân hạt sen và bột đường, biểu tượng cho sự tròn đầy, viên mãn, qua đó thể hiện khát khao sự đoàn tụ và gia đình hòa hợp. Vì vậy, khi cắt bánh, người ta thường chia ra số miếng bằng đúng số thành viên trong gia đình, kích thước mỗi miếng càng đều nhau thì gia đình sẽ càng hòa thuận, no ấm.
Nghênh đón ánh trăng
Ở nhiều nơi tết trung thu còn được gọi là lễ thưởng trăng. Vì đây là thời gian mặt trăng sáng và đẹp nhất trong năm. Sau khi tổ chức tết trung thu bằng cách quây quần ăn bánh trung thu và uống trà các gia đình sẽ cùng nhau đi lên ra ban công, mái nhà hoặc đổ ra đường, tìm đến những địa điểm dễ dàng chiêm ngưỡng và cầu nguyện dưới ánh trăng.
Thả đèn lồng
Cũng theo các truyền thuyết về nguồn gốc tết trung thu, vào dịp này, người ta thường làm hoặc mua đèn lồng giấy màu đỏ để treo trước nhà, hoặc trên cây tượng trưng để có được may mắn. Nhiều nơi còn tổ chức lễ hội thả đèn hoa đăng ở các bờ sông, hoặc thả đèn trời (đèn lồng Khổng Minh) để mang điều ước dâng đến thần linh. Ngoài ra còn có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia.
Tặng quà trung thu
Nói chung việc tặng quà trung thu là một phong tục truyền thống trong dịp tết trung thu. Nếu như trước đây người ta thường biếu, tặng nhau những món quà đơn giản để làm kỷ niệm như tranh chữ, thơ, đèn lồng, thì ngày nay họ thường lựa chọn các loại quà tặng phổ biến là bánh trung thu, trái cây hoặc rượu vang khi đi thăm hỏi người thân, bạn bè và đồng nghiệp.
Trên đây là một số nội dung về nguồn gốc tết trung thu và những hoạt động phổ biến trong dịp này. Giờ chỉ còn hơn một tháng nữa thôi là đến trung thu, công ty Cyber Show hiện đang triển khai đồng loạt nhiều dịch vụ tổ chức sự kiện với vô vàn các ưu đãi hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ Tổ chức Tết Trung Thu chất lượng với mức giá tốt nhất.
Tìm hiểu thêm:
Tổ chức Tết Trung Thu cho doanh nghiệp – Ý nghĩa ngày tết đoàn viên